Thành lập doanh nghiệp FDI

Ngày đăng: 09/01/2024 08:24 AM

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang trở thành một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

     

    Với những lợi thế về thị trường, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thành công, nhà đầu tư cần nắm vững các quy định pháp luật và thực hiện đúng trình tự, thủ tục. Thông tin chi tiết sẽ được ATS Consulting chia sẻ trong nội dung dưới đây, cùng tham khảo nhé!

    Doanh nghiệp FDI là gì?

    doanh nghiep fdi la gi

    FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, trong tiếng Việt dịch là "Đầu tư trực tiếp nước ngoài". Theo đó, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư này sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,...

     

    Có hai loại doanh nghiệp FDI:

    • Doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
    • Doanh nghiệp FDI liên doanh: là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam.

    Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp FDI

    Doanh nghiệp FDI là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, với những vai trò và đặc điểm như sau:

    Vai trò của doanh nghiệp FDI

    Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp FDI mang lại những lợi ích sau:

    • Góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế;
    • Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao năng suất lao động;
    • Đóng góp vào tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước của Việt Nam;
    • Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;
    • Hợp tác, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước;
    • Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;
    • Hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp FDI là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

    Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

    Mô hình đầu tư doanh nghiệp FDI có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

    • Mục tiêu chính của FDI là tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài;
    • Nhà đầu tư có quyền quyết định chính trong quá trình kinh doanh, sản xuất;
    • Nguồn vốn FDI thường được thu hút bởi các quốc gia có nền tảng pháp lý, môi trường kinh doanh ổn định;
    • Doanh nghiệp FDI thường được thành lập mới hoặc mua lại doanh nghiệp đang hoạt động thông qua việc mua cổ phần, vốn góp.

    Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

    thu tuc thanh lap doanh nghiep fdi

    Hiện nay, có hai cách để thành lập công ty FDI tại Việt Nam:

    • Đầu tư trực tiếp;
    • Đầu tư gián tiếp.

    Dưới đây là thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tùy theo từng hình thức:

    Hình thức đầu tư trực tiếp

    Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

    • Sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;
    • Thực hiện dự án liên quan nhà nước hoặc dự án có quy mô lớn.

    Sau khi đáp ứng điều kiện bắt buộc, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục thành lập theo quy trình sau:

    Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

    • Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
    • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng lớn hơn vốn đầu tư;
    • Tờ trình đề xuất thực hiện dự án đầu tư;
    • Hợp đồng thuê nhà/văn phòng;
    • Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người Việt Nam góp vốn (nếu có);
    • Bản sao công chứng Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoà;
    • Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán nước ngoài.

    Trong thời hạn 35 ngày làm việc, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư.

    Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

    • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
    • Điều lệ công ty;
    • Danh sách thành viên/cổ đông công ty;
    • Bản sao công chứng hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

    Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc.

    Hình thức đầu tư gián tiếp

    hinh thuc dau tu gian tiep

    Để thành lập doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài theo hình thức gián tiếp, doanh nghiệp cần thực hiện theo 3 bước sau:

    Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

    Chi tiết hồ sơ bao gồm:

    • Điều lệ công ty Việt Nam;
    • Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    • Danh sách thành viên/cổ đông;
    • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của các thành viên;
    • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật.

    Trong 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Bước 2: Xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

    Hồ sơ cần chuẩn bị:

    • Văn bản xin góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
    • Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài (đối với cá nhân);
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với tổ chức).

    Phòng Đăng ký đầu tư sẽ cấp văn bản xác nhận đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong vòng 10 ngày làm việc.

    Bước 3: Chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài (thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

    • Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn;
    • Biên bản họp về việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp;
    • Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp;
    • Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý;
    • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của nhà đầu tư nước ngoài;
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Từ 5 đến 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.

    Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

    dieu kien thanh lap doanh nghiep fdi

    Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, để đảm bảo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, Luật Đầu tư năm 2020 quy định các doanh nghiệp FDI phải tuân thủ một số điều kiện sau:

    • Đăng ký kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực được pháp luật cho phép;
    • Nhà đầu tư nước ngoài phải có quốc tịch nước ngoài hoặc được thành lập theo pháp luật nước ngoài;
    • Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đăng ký kinh doanh.

    >>> XEM THÊM:

    Hy vọng qua những thông tin mà ATS Consulting vừa chia sẻ đã giúp bạn nắm được những thủ tục cũng như điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp FDI. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng. Đừng quên chia sẻ nếu cảm thấy bài viết hữu ích nhé!