Doanh nghiệp FDI là gì? Loại hình doanh nghiệp này có gì đặc biệt? Tham khảo ngay bài viết mà ATS Consulting chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập ngày càng được đẩy mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đổ vốn đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau để khai thác về tài nguyên và con người. Vì lẽ đó mà thuật ngữ doanh nghiệp FDI cũng được nhắc đến nhiều hơn và trở nên phổ biến trong thời điểm hiện tại.
Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Để tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp này thì đừng bỏ lỡ những nội dung mà ATS Consulting chia sẻ dưới đây nhé.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng không có sự phân biệt cụ thể về tỷ lệ số vốn đã góp. Phần vốn góp này sẽ được sử dụng trong việc điều hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó, doanh nghiệp FDI sẽ được chia thành:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài 100%;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài liên doanh với các tổ chức tại Việt Nam.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
Trong thời điểm hội nhập quốc tế được đẩy mạnh như hiện tại thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp FDI cũng có phần ảnh hưởng, tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:
- Bổ sung nguồn vốn trong quá trình đầu tư và phát triển bền vững cho nền kinh tế cả nước;
- Nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu hàng hóa;
- Đóng góp vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu của Nhà nước hằng năm;
- Nâng cao thu nhập của người dân, giảm tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo và phân cấp tầng lớp trong xã hội;
- Nâng cao trình độ đối với một số lĩnh vực yêu cầu cao cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước;
- Mang đến cơ hội về việc làm và thu nhập ổn định cho nhóm người lao động phổ thông;
- Tạo ra thị trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, góp phần điều chỉnh, cải cách và hoàn thiện bộ máy vận hành, công nghệ cũng như mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới;
- Mô hình hoạt động chuyên nghiệp, năng suất và hiệu quả, từ đó mang đến giá trị cộng hưởng cho các đối tác là doanh nghiệp Việt Nam khi cùng hợp tác trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
Một số đặc trưng cơ bản của loại hình công ty này như sau:
- Tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài luôn là mục đích chính của các doanh nghiệp FDI;
- Quyền quyết định tối cao về các chính sách, chiến lược trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ thuộc về chủ đầu tư;
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thường được thu hút bởi các nước có hành lang pháp lý vững chắc, rõ ràng;
- Các doanh nghiệp FDI thường có thời gian thành lập chưa lâu hoặc được chuyển đổi từ các công ty đang hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI
Trong thời điểm hiện tại Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, để loại hình công ty này không chiếm tỷ trọng lớn và tạo thế cân bằng với các doanh nghiệp trong nước, khi thành lập doanh nghiệp FDI cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép;
- Nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thì phải có giấy tờ chứng minh thân phận hợp pháp, nếu là tổ chức thì phải đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp theo luật pháp của quốc gia đó;
- Phải có dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành các thủ tục xin giấy phép đăng ký đầu tư trước khi nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để được hưởng các chính sách ưu đãi mà Nhà nước Việt Nam dành cho các doanh nghiệp FDI.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI sẽ được thực hiện như sau:
1. Thành lập doanh nghiệp FDI trực tiếp từ đầu (đầu tư trực tiếp)
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI theo trường hợp hợp này thì doanh nghiệp cần thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: có kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;
- Trường hợp 2: Có kế hoạch thực hiện dự án quy mô lớn hoặc có liên quan đến Nhà nước.
Lúc này, quy trình thực hiện sẽ bao gồm các bước sau đây:
Quy trình |
Hồ sơ cần chuẩn bị |
Thời gian |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư |
|
Trong thời gian khoảng 35 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được phòng Đăng ký đầu tư xem xét và cấp giấy phép đầu tư nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. |
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
|
Trong 7 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bởi Phòng Đăng ký kinh doanh. Nếu nhận được thông báo bổ sung giấy tờ cần thực hiện nhanh chóng trong thời gian quy định. |
*Lưu ý: Các văn bản sao chứng thực tại nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật sang Tiếng Việt.
2. Thành lập công ty Việt Nam rồi chuyển nhượng (đầu tư gián tiếp)
Nếu muốn thành lập công ty FDI theo hình thực này cần trả qua 03 bước sau đây:
Quy trình |
Hồ sơ cần chuẩn bị |
Thời gian |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và xin Giấy phép thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam |
|
Kể từ khi hồ sơ được tiếp nhận, trong vòng 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài |
|
Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ khoảng 10 ngày làm việc, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp |
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nước ngoài |
|
Trong khoảng 05 - 07 ngày làm việc, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho doanh nghiệp |
*Lưu ý: Các văn bản sao chứng thực tại nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật sang Tiếng Việt.
>>> XEM THÊM:
- Công ty cổ phần là gì? Đặc diểm, Thủ tục thành lập
- Công ty con là gì? Mục đích thành lập công ty con
- Thuế Môn Bài Là Gì? Mức Nộp Thuế Môn Bài MỚI NHẤT
Hy vọng những nội dung vừa chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi doanh nghiệp FDI là gì cũng như hiểu rõ hơn về các quy định khi đăng ký thành lập công ty theo loại hình này. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhanh chóng liên hệ với ATS Consulting qua hotline: 0906.286.627 - 0935.554.595 nhé!