Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Ngày đăng: 02/11/2023 04:02 PM

    Trước khi thành lập công ty, việc tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, những thông tin này sẽ giúp bạn xác định cụ thể loại hình công ty nào phù hợp với số vốn hiện có, trách nhiệm pháp lý và các yêu cầu cần thiết có đáp ứng được hay không, tránh trường hợp làm mất thời gian chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ về sau. 
     

    Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu chi tiết hơn về các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam trong nội dung được chia sẻ sau đây nhé.

    Công ty tư nhân

    cong ty tu nhan

     

    Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình công ty do một cá nhân làm chủ, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không có tư cách pháp nhân.
     

    Với loại hình này, chủ doanh nghiệp có quyền quyết định cao nhất đối với các chính sách, chiến lược hoạt động kinh doanh của tổ chức. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ về nợ và tài sản của doanh nghiệp.

    Ưu điểm

    • Doanh nghiệp tư nhân có thể tự chủ động trong những quyết định mang tính chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn của tổ chức;
    • Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật;
    • Tạo sự tin tưởng và chuyên nghiệp trước đối tác, khách hàng.

    Nhược điểm

    • Độ rủi ro cao vì không có tư cách pháp nhân;
    • Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ bằng tất cả tài sản của công ty và của chủ doanh nghiệp.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 

    Công ty TNHH một thành viên là một trong những loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, đây là doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ trong phạm vi số vốn điều lệ và có quyền quyết định các chính sách, kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty.
     

    Bên cạnh đó, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác, không được rút lợi nhuận của kỳ kinh doanh nếu không thanh toán hoàn tất các nghĩa vụ nợ đến hạn. 
     

    Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    cong ty trach nhiem hai thanh vien tro len


    Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được pháp luật thừa nhận kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong đó, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật có thể hoàn riêng biệt.
     

    Với loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên thì số lượng thành viên tham gia góp vốn không được vượt quá 50 người và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Ngoài ra, công ty được thành lập theo loại hình này sẽ không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

    Ưu điểm

    • Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ trong phạm vi số vốn nên giảm thiểu các rủi ro cho các thành viên tham gia góp vốn;
    • Chính sách chuyển nhượng vốn góp được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế thay đổi thành viên liên tục làm ảnh hưởng đến chính sách, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty.

    Nhược điểm

    • Xét về độ uy tín sẽ có phần thấp hơn vì trách nhiệm công ty gánh chịu hữu hạn;
    • Chịu sự quản lý và quản lý chặt chẽ từ pháp luật;
    • Không được phát hành cổ phiếu khi cần huy động vốn.

    Công ty cổ phần

    cong ty co phan


    Công ty cổ phần là loại hình công ty mà phần vốn điều lệ sẽ chia thành các phần bằng nhau và gọi là cổ phần, thành viên tham gia góp vốn bằng cách mua cổ phần sẽ được gọi là cổ đông. 
     

    Trong công ty cổ phần có thể từ 03 cổ đông trở lên. Các cổ đông có thể sở hữu tỷ lệ cổ phần khác nhau và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần đang nắm giữ, có quyền tự do chuyển nhượng.
     

    Ngoài ra, công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng nhiều cách như phát hành chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu.

    Ưu điểm

    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần nắm giữ, giảm thiểu mức độ rủi ro khi đầu tư;
    • Công ty cổ phần hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau;
    • Khả năng huy động vốn linh hoạt;
    • Dễ dàng chuyển nhượng cổ phần, không bị kiểm soát chặt chẽ.

    Nhược điểm

    • Hệ thống quản lý và điều hành lỏng lẻo, dễ bị tác động bởi nhiều ý kiến gây ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông;
    • Bị ràng buộc bởi nhiều quy định của pháp luật, chế độ tài chính - kế toán - thuế.

    Công ty hợp danh

    cong ty hop danh


    Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
     

    Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Các thành viên hợp danh sẽ thay nhau quản lý và thực hiện chiến lược kinh doanh, có các quyền và nghĩa vụ như nhau. Các thành viên góp vốn sẽ được chia tỷ lệ lợi nhuận theo điều lệ công ty.

    Ưu điểm

    • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ của công ty hợp danh;
    • Việc điều hành, quản lý, kiểm soát thực hiện dễ dàng vì số lượng thành viên ít và có sự tin tưởng gần như tuyệt đối.

    Nhược điểm

    • Trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh nên rủi ro khá cao;
    • Loại hình doanh nghiệp này vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

    >>> XEM THÊM:

    Tất tần tật các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam vừa được ATS Consulting gửi đến bạn trong nội dung trên đây. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại hình công ty và có sự lựa chọn phù hợp nhất. Nếu cần tư vấn từ đội ngũ có chuyên môn khi lựa chọn và đăng ký thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0906.286.627 - 0935.554.595.