Quy định về góp vốn thành lập công ty

Ngày đăng: 12/12/2023 08:54 AM

    Vốn là một trong những yêu cầu cơ bản cần có để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu. Chính vì thế, để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm này, có rất nhiều quy định về góp vốn thành lập công ty được ban hành và áp dụng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các quy định này thì hãy cùng ATS Consulting tham khảo ngay nội dung sau đây.

    Quy định về vốn điều lệ khi thành lập công ty

    quy dinh ve gop von dieu le thanh lap cong ty

    Một số quy định được áp dụng có liên quan đến vốn điều lệ khi thành lập công ty mà bạn cần chú ý như sau:

    • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản được đóng góp hoặc cam kết góp từ các thành viên hay chủ sở hữu (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty hợp danh); Vốn góp có thể hiểu là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi đăng ký thành lập công ty (áp dụng đối với công ty cổ phần);
    • Tài sản vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ,... hoặc một số loại tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam;
    • Cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp các loại tài sản trên thì mới được dùng để góp vốn, ngoại trừ một số đối tượng đã được quy định theo văn bản pháp luật;
    • Khi đăng ký thành lập công ty, không có quy định cụ thể về vốn điều lệ tối thiểu và tối đa nhưng loại vốn này sẽ phụ thuộc vào vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ.

    Lưu ý, trong một số lĩnh vực đặc biệt sẽ có yêu cầu mức vốn điều lệ cao hoặc bằng vốn pháp định. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp để hạn chế các vấn đề phát sinh về sau.

    Một số hình thức góp vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

    Những hình thức góp vốn để thành lập công ty được áp dụng như sau:

    Đối với doanh nghiệp

    Khi doanh nghiệp muốn góp vốn để thành lập công ty thì không được thanh toán tiền mặt đối với giao dịch góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp mà phải thực hiện một trong những hình thức sau:

    • Thanh toán bằng Séc;
    • Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (chuyển tiền ngân hàng);
    • Một số hình thức thanh toán khác (không sử dụng tiền mặt).

    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp bằng một số loại tài sản khác (ngoại trừ tiền mặt) theo quy định của pháp luật.

    Đối với cá nhân

    Cá nhân có thể góp vốn để thành lập công ty bằng nhiều hình thức như:

    • Thanh toán tiền mặt;
    • Thanh toán chuyển khoản ngân hàng;
    • Góp vốn bằng tài sản khác theo quy định.

    Thời gian thực hiện góp vốn điều lệ trong bao lâu?

    thoi gian thuc hien gop von dieu le

    Theo quy định, vốn điều lệ của công ty sẽ là tổng số vốn mà các thành viên công ty hay cổ đông thống nhất và cam kết số vốn góp. 

     

    Do đó, trong 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên công ty/ cổ đông/ chủ sở hữu phải góp đủ số vốn đã cam kết ban đầu.

    Thủ tục thực hiện góp vốn điều lệ

    Khi góp vốn vào công ty đúng hạn, cá nhân hoặc tổ chức góp vốn sẽ được ghi nhận với tư cách thành viên. Lúc này, công ty cần lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên hay sổ đăng ký cổ đông. Trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin như tỷ lệ góp vốn, số cổ phần, loại tài sản góp vốn,... và kèm theo đó chứng nhận vốn góp/cổ phiếu để xác nhận hoạt động góp vốn của từng thành viên.

     

    Giấy chứng nhận góp vốn hợp lệ sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

    • Vốn điều lệ của công ty;
    • Thông tin của thành viên là cá nhân/tổ chức;
    • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
    • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
    • Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
    • Giá trị phần vốn góp, loại tài sản góp vốn của thành viên (đối với công ty hợp danh);
    • Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
    • Quyền, nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp (đối với công ty hợp danh).

    Trong trường hợp giấy chứng nhận bị thất lạc, mất hoặc hư hỏng thì công ty cần thực hiện cấp lại giấy chứng nhận theo điều lệ như ban đầu. Ngoại trừ công ty TNHH 1 thành viên thì mọi loại hình doanh nghiệp khác đều phải thực hiện thủ tục này.

    Hình thức xử phạt không tuân thủ quy định về vốn điều lệ

    hinh thuc xu phat khi gop von khong dung quy dinh

    Trong thời hạn cho phép, cụ thể là 90 ngày kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp mà doanh nghiệp vẫn chưa nhận đủ số vốn góp từ các cổ đông theo cam kết ban đầu thì bắt buộc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ. Thời gian thực hiện đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần là 30 ngày, còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì cần đăng ký thời hạn góp vốn cụ thể.

     

    Sau thời gian trên, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng yêu cầu có thể bị phạt tài chính từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng và phải thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định tương ứng với số vốn góp đã nhận.

     

    Trong trường hợp công ty không muốn thực hiện thủ tục xin giảm vốn điều lệ thì chỉ có thể thực hiện giải thể doanh nghiệp và thành lập công ty mới với mức vốn điều lệ hiện có.

     

    >>> XEM THÊM:

    Trên đây là những thông tin quy định về góp vốn điều lệ thành lập công ty mà bạn nên nắm rõ trước khi tiến hành đăng ký các thủ tục cần thiết. Hãy theo dõi ATS Consulting để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trong thời gian tới bạn nhé.