Thủ thục thành lập doanh nghiệp xã hội

Ngày đăng: 26/01/2024 09:28 PM

    Doanh nghiệp xã hội là gì? Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội? Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những gì? Tất cả sẽ được ATS Consulting trình bày trong bài viết bên dưới.

     

    Trong phần nội dung bên dưới, ATS Consulting sẽ trình bày chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội nhằm giúp bạn hạn chế các thiếu sót khi thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, ATS cũng sẽ phân tích các ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp xã hội để giúp bạn có thể củng cố thêm quyết định của mình.

    Doanh nghiệp xã hội là gì?

    doanh nghiep xa hoi la gi

     

    Doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    • Là doanh nghiệp được đăng ký và thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
    • Là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường và vì lợi ích của cộng đồng;
    • Hàng năm phải sử dụng tối thiểu 51% lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư vào mục đích hoạt động đã đăng ký;
    • Phải thực hiện và duy trì các cam kết, mục đích hoạt động đã đăng ký với pháp luật trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

     

    Hiện nay, doanh nghiệp xã hội gồm 3 mô hình sau:

    • Doanh nghiệp phi lợi nhuận: Là các tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp mà vì cộng đồng. Chẳng hạn như các nhóm tình nguyện, các hiệp hội, tổ chức của người khuyết tật, những người sống chung với HIV/AIDS…;
    • Doanh nghiệp có lợi nhuận: Là một mô hình kinh doanh mặc dù có sinh lợi nhuận nhưng vấn đề tài chính không được đặt nặng hay bị chi phối. Mục đích chính của doanh nghiệp là chia sẻ các dự án môi trường, xã hội với cộng đồng. Đa số phần lợi nhuận sẽ được tái đầu tư hay tài trợ cho các hoạt động xã hội;
    • Doanh nghiệp không vì lợi nhuận: Là một doanh nghiệp do cá nhân hay tổ chức thành lập, hoạt động kết hợp giữa lợi ích kinh tế và xã hội. Thông thường sẽ hoạt động dưới dạng công ty TNHH hay công ty cổ phần. Lợi nhuận thu được chủ yếu được tái đầu tư hoặc phát triển các dự án xã hội.

     

    Như vậy, ATS Consulting đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp xã hội rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những gì.

    Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

    ho so thu tuc thanh lap doanh nghiep xa hoi

     

    Về cơ bản, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng giống như thành lập doanh nghiệp thông thường. Các việc cần làm cụ thể bao gồm: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ, đợi xử lý và nhận kết quả.

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

    Các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn mô hình thành lập doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ đăng ký thành lập sẽ được chuẩn bị tương ứng với mô hình công ty.

     

    Một bộ hồ sơ sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (nếu có);
    • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội;
    • Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn;
    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Điều lệ doanh nghiệp xã hội;
    • Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

    Để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

    • Bước 1 - Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị hoàn tất hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT theo 1 trong 2 cách:
      • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
      • Đăng ký online tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/ qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng;
    • Bước 2 - Xử lý hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý và phản hồi kết quả đăng ký trong vòng 5 - 7 ngày làm việc;
    • Bước 3 - Nhận kết quả:
      • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đăng tải cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
      • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các yêu cầu và nộp lại hồ sơ.

    Ưu - nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

    uu - nhuoc diem cua doanh nghiep xa hoi

     

    Như vậy, hy vọng bạn đã nắm rõ các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội. Vậy việc thành lập doanh nghiệp xã hội có những ưu nhược điểm gì? Theo dõi phần nội dung tiếp theo để có câu trả lời nhé.

    Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội

    Khi được thành lập, doanh nghiệp xã hội sẽ có một số ưu điểm sau:

    • Được nhận sự hỗ trợ về tiền bạc, nhân sự, kỹ thuật từ các tổ chức trong và ngoài nước để hoạt động;
    • Được pháp luật xem xét, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động, hỗ trợ cấp giấy phép và các chứng chỉ liên quan;
    • Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế tùy vào từng lĩnh vực hoạt động.

    Nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

    Bên cạnh những ưu điểm, việc thành lập doanh nghiệp xã hội cũng có một số nhược điểm sau:

    • Dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi xấu, kêu gọi từ thiện, tài trợ vì mục đích cá nhân;
    • Các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội còn ít và chưa chặt chẽ, dễ gặp phải các vấn đề trong vận hành khi thành lập hoặc chuyển sang loại hình doanh nghiệp này;
    • Khả năng tiếp cận hay huy động vốn còn hạn chế vì đa phần đều được thành lập từ các cá nhân, nguồn vốn góp còn hạn chế. Ngoài ra, vì hoạt động không vì lợi nhuận nên khó thu hút nguồn vốn đầu tư.

    Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xã hội

    Mặc dù các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội không quá phức tạp nhưng lại rất dễ bị thiếu sót và phát sinh vấn đề. Vì thế, ATS Consulting khuyên bạn nên lựa chọn một đơn vị uy tín hỗ trợ thành lập để có thể mang lại kết quả tốt nhất với thời gian ngắn nhất.

     

    ATS Consulting là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, đã từng hỗ trợ thành lập rất nhiều doanh nghiệp xã hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau và sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp. Vì thế, chúng tôi tự tin sẽ là đơn vị mang đến cho bạn một dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp nhất. Hãy gọi ngay cho chúng tôi vào hotline 0906.286.627 – 093.555.4595 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn nhé.

     

    >>> XEM THÊM:

     

    Như vậy, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội đã được ATS Consulting trình bày chi tiết bên trên. Hy vọng những gì chúng tôi trình bày đã có thể làm bạn cảm thấy hài lòng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay cần sự tư vấn từ chuyên gia thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0906.286.627 – 093.555.4595 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.