Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Ngày đăng: 22/01/2024 10:55 PM

    Hộ kinh doanh cá thể là gì? Đối tượng nào được phép thành lập hộ kinh doanh cá thể? Hồ sơ đăng ký và thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Cùng tìm hiểu với ATS Consulting trong bài viết dưới đây nhé.

     

    Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể về thủ tục thành lập hộ kinh doanh sẽ được ATS Consulting trình bày một cách chi tiết ngay sau đây. Ngoài ra, một số thông tin quan trọng khác cũng sẽ được chúng tôi giới thiệu đầy đủ. Cùng xem ngay.

    Hộ kinh doanh cá thể là gì?

    ho kinh doanh ca the la gi

     

    Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể được định nghĩa như sau:

     

    “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

     

    Nhiều khách hàng khi bắt đầu kinh doanh thường chia sẻ với ATS Consulting không biết nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty. Theo chúng tôi, với những trường hợp sau đây, bạn nên thành lập hộ kinh doanh cá thể thay vì công ty:

    • Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh với số vốn ít, mô hình kinh doanh nhỏ lẻ;
    • Cần có giấy phép hợp pháp khi cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra;
    • Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mô hình hiện tại;
    • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)...

    Cũng theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp sau đây không cần phải đăng ký hộ kinh doanh:

     

    “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

    Quyền thành lập hộ kinh doanh

    Vậy đối tượng nào được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể? Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân, thành viên hộ gia đình phải:

    • Là công dân Việt Nam;
    • Từ đủ 18 tuổi trở lên;
    • Có năng lực pháp lý và hành vi dân sự đầy đủ.
    • Có đủ quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

    Hồ sơ và thủ tục thành lập hộ kinh doanh

    ho so va thu tuc thanh lap ho kinh doanh

     

    Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký và thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh như ATS Consulting trình bày dưới đây

    Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

    Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ như sau:

    • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
    • Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
    • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

    Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
    • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có);
    • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
    • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
    • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

    Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

    Theo khoản 1, 3, 4, 5 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục thành lập hộ kinh doanh bao gồm các bước sau:

     

    Bước 1 - Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký

     

    Người dân có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh tiến hành hoàn thành bộ hồ sơ như trên. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh;

     

    Bước 2 - Cơ quan ĐKKD trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

     

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan ĐKKD cấp huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan ĐKKD phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nêu rõ lý do.

     

    Bước 3 - Nếu không nhận được thông tin từ cơ quan ĐKKD

     

    Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người thành lập hộ kinh doanh có quyền khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật.

    ATS Consulting - Đơn vị hỗ trợ thành lập hộ kinh doanh uy tín, chất lượng

    don vi thanh lap ho kinh doanh

     

    ATS Consulting với nhiều năm hoạt động trên thị trường, đã từng tư vấn và hỗ trợ rất nhiều cá nhân, hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Chúng tôi tự hào là đơn vị nhận được rất nhiều sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng.

     

    Nếu bạn đang gặp các vấn đề về việc thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh và cần các chuyên gia tư vấn thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0906.286.627 – 093.555.4595 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé.

     

    >>> XEM THÊM:

    Có thể thấy, việc thực hiện các thủ tục thành lập hộ kinh doanh tuy không quá khó nhưng rất dễ gặp phải các thiếu sót. Vì thế, bạn nên tìm một đơn vị uy tín và chất lượng để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ với chi phí phù hợp nhất. Hãy gọi ngay cho ATS Consulting để nhận được sư tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi nhé.