Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Ngày đăng: 22/01/2024 11:15 PM

    Văn phòng đại diện là gì? Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm những gì? Thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào? Câu trả lời chi tiết cho những vấn đề trên sẽ có trong bài viết dưới đây của ATS Consulting.

     

    Các thủ tục thành lập văn phòng đại diện phải trải qua nhiều bước khác nhau với một bộ hồ sơ gồm nhiều giấy tờ/tài liệu và rất có thể sẽ xảy ra các thiếu sót trong quá trình đăng ký. Để giúp bạn có thể an tâm và tự tin hơn khi thành lập doanh nghiệp, ATS Consulting sẽ trình bày chi tiết về việc thành lập văn phòng đại diện trong phần nội dung dưới đây.

    Văn phòng đại diện là gì?

    van phong dai dien la gi

     

    Văn phòng đại diện (VPĐD) hay Representative office được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có vai trò đại diện cho doanh nghiệp về quyền và lợi ích. Lưu ý, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, nghĩa là văn phòng đại diện không hoạt động vì mục đích sinh lời cho doanh nghiệp.

     

    Một văn phòng đại diện sẽ không có tư cách pháp nhân, không bắt buộc phải có con dấu công ty nhưng phải có mã số thuế riêng 13 chữ số. Ngoài ra, văn phòng đại diện vẫn được cấp Giấy phép kinh doanh văn phòng đại diện hay Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

    Ưu nhược điểm khi thành lập văn phòng đại diện

    uu nhuoc diem khi thanh lap van phong dai dien

     

    Việc thành lập văn phòng đại diện sẽ mang lại cho doanh nghiệp một số ưu nhược điểm sau đây

    Ưu điểm của văn phòng đại diện

    Một số ưu điểm có thể kể đến:

    • Không phải nộp thuế môn bài hay phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế;
    • Có thể thành lập văn phòng đại diện cùng hoặc khác tỉnh/thành phố với doanh nghiệp đều được;
    • Doanh nghiệp cũng có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

    Nhược điểm khi thành lập văn phòng đại diện

    Ngoài những ưu điểm, việc thành lập VPĐD cũng có một số nhược điểm nhất định. Cụ thể bao gồm:

    • VPĐD sẽ không được thực hiện hay phát sinh các hoạt động kinh doanh;
    • Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang huyện/quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ.

    Hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng đại diện gồm những gì?

    ho so va thu tuc thanh lap van phong dai dien

     

    Để có thể thành lập VPĐD, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm nhiều loại giấy tờ/tài liệu và phải thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện theo 3 bước.

    Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

    Một bộ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện đầy đủ bao gồm:

    • Thông báo lập VPĐD;
    • Biên bản họp về việc thành lập VPĐD (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
    • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ;
    • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu VPĐD;
    • Quyết định thành lập VPĐD;
    • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD nếu người đứng đầu VPĐD không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
    • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.

    Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

    Thủ tục thành lập văn phòng đại diện gồm 3 bước sau:

    • Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ: Bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ATS Consulting đề cập phía trên;
    • Bước 2 - Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT: Mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị đủ đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi mà VPĐD đặt trụ sở. Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau đây:
      • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT;
      • Cách 2: Nộp qua dịch vụ bưu chính Việt Nam (VNPost);
      • Cách 3: Nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng;
    • Bước 3 - Nhận kết quả từ Sở KH&ĐT: Trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn và phản hồi kết quả theo 1 trong 2 trường hợp sau:
      • Trường hợp 1 - Hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
      • Trường hợp 2 - Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi, bổ sung, bạn sẽ tiến hành nộp lại hồ sơ như ban đầu.

    ATS Consulting - dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chuyên nghiệp, nhanh chóng

    dich vu thanh lap van phong dai dien chuyen nghiep

     

    Như ATS Consulting đã trình bày, mặc dù các thủ tục thành lập văn phòng đại diện không quá phức tạp. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các rủi ro, thiếu sót và tối ưu thời gian, bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện.

     

    ATS Consulting với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường và sở hữu đội ngũ nhân nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ các vấn đề pháp lý về việc thành lập VPĐD, chúng tôi tự tin sẽ mang lại cho bạn một dịch vụ nhanh chóng, chất lượng với chi phí tối ưu nhất. Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.

     

    >>> XEM THÊM:

    Như vậy, ATS Consulting đã giúp bạn tìm hiểu văn phòng đại diện là gì, các hồ sơ - thủ tục thành lập văn phòng đại diện cũng như các ưu nhược điểm của việc thành lập VPĐD. Hy vọng bài viết đã có thể đáp ứng được các thắc mắc, mong muốn của bạn.

     

    Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy gọi ngay vào hotline 0906.286.627 – 093.555.4595 được chuyên gia hỗ trợ.