Bạn đang chuẩn bị thành lập công ty du lịch? Thế nhưng bạn vẫn chưa nắm rõ những loại hồ sơ và thủ tục khi thành lập? Đừng lo, ATS Consulting sẽ giúp bạn nắm rõ qua những thông tin được chia sẻ sau đây.
Hoạt động du lịch trong và ngoài nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì vậy mà nhiều người chọn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn chưa nắm được hồ sơ và thủ tục thành lập công ty hoạt động trong mảng du lịch như thế nào. Chính vì lẽ đó mà ATS Consulting sẽ chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến việc thành lập công ty du lịch để bạn nắm rõ. Hãy theo dõi ngay.
Các mã ngành nghề cần đăng ký khi thành lập công ty du lịch
Mã ngành nghề đăng ký khi thành lập công ty du lịch là:
Tên ngành |
Mã ngành |
Ngành nghề kinh doanh chính |
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày |
5510 |
|
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (không bao gồm kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường) |
5610 |
|
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (trừ cung cấp suất ăn cho hãng hàng không) |
5621 |
|
Dịch vụ ăn uống khác (trừ cung cấp suất ăn cho hãng hàng không) |
5629 |
|
Dịch vụ phục vụ đồ uống (không bao gồm kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường) |
5630 |
|
Cho thuê xe có động cơ |
7710 |
|
Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí |
7721 |
|
Cho thuê băng, đĩa video (loại được Nhà nước cho phép) |
7722 |
|
Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình |
7729 |
|
Đại lý du lịch |
7911 |
|
Điều hành tua du lịch Chi tiết: kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế |
7912 Điều 30 Luật Du lịch 2017 |
x |
Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch |
7990 |
|
Quảng cáo |
7310 |
|
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
7320 |
|
Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết: kinh doanh vận tải bằng ô tô - kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định - kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô |
4932 |
|
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại |
8230 |
Hồ sơ thành lập công ty du lịch
Hồ sơ thành lập công ty du lịch gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân);
- Danh sách thành viên, cổ đông công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- CCCD/ CMND/ hộ chiếu của người sở hữu công ty, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ;
- Giấy CN ĐKKD/ CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố), kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của người đại diện;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Giấy uỷ quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty du lịch.
Lưu ý khi soạn hồ sơ thành lập công ty du lịch
Khi soạn hồ sơ thành lập công tư du lịch cần lưu ý:
- Về vốn điều lệ: nên thành lập với mức vốn cao hơn mức ký quỹ. Quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 có quy định như sau:
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000đ;
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000đ;
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ;
+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ.
+ Tài khoản được ký quỹ: không thể rút ra trừ khi doanh nghiệp trả lại Giấy phép kinh doanh lữ hành.
- Về ngành nghề: phải đăng ký ngành nghề “Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế” để đủ điều kiện nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh lữ hành về sau.
Thủ tục thành lập công ty du lịch
Thủ tục thành lập bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư, sau đó chờ đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định,.
*Lưu ý: Theo Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: Nếu doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đúng thời hạn sẽ bị phạt 10.000.000 - 15.000.000đ.
Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp
Tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp trong vòng 1 ngày từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Vì vậy, công ty không phải đăng thông báo mẫu con dấu như lúc trước.
Bước 4: Thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty du lịch lữ hành
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các công việc sau đây:
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- In và đặt in hóa đơn;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Góp vốn đầy đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc nội địa.
Bước 5: Xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
Dựa vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp mà xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hay là Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh có 2 loại tương ứng với Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa với mức giá là 20.000.000đ;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo phạm vi hoạt động:
+ Phạm vi kinh doanh đón khách nước ngoài vào Việt Nam: 50.000.000đ
+ Phạm vi kinh doanh đưa khách Việt Nam ra nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam: 100.000.000đ.
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Đối với thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh sẽ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Đối với thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty du lịch của ATS Consulting
ATS Consulting là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán - thuế, thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là thành lập công ty du lịch. Chúng tôi cam kết:
- Thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp;
- Theo dõi trực tiếp quá trình thực hiện;
- Hoàn thành thủ tục trong thời gian nhanh chóng;
- Hạn chế phát sinh chi phí về sau;
- Tư vấn hỗ trợ 24/7;
- Cam kết bảo mật thông tin;
>>> XEM THÊM:
- Tài khoản công ty để làm gì? Mục đích và cách sử dụng
- Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Hồ sơ thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm những gì?
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến việc thành lập công ty du lịch, hy vọng bạn có thể nắm rõ các loại hồ sơ cần có và thủ tục phải thực hiện. Nếu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến luật, kế toán, thuế hoặc có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ với ATS Consulting qua hotline: 0906.286.627 - 0935.554.595.