Vốn điều lệ là gì?

Ngày đăng: 31/10/2023 09:23 AM

    Khi muốn thành lập một công ty, phải đăng ký số vốn điều lệ. Nhưng rất ít người biết vốn điều lệ là gì và ảnh hưởng của nó đến công ty khi bắt đầu hoạt động. Vì vậy ATS Consulting sẽ giải thích chi tiết về loại vốn này ngay sau đây. Hãy tham khảo nhé!
     

    Để có được giấy phép kinh doanh khi thành lập công ty, một trong những thông tin quan trọng phải đăng ký là vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu tất cả vấn đề pháp lý liên quan đến vốn điều lệ ngay sau đây.

    Vốn điều lệ là gì

    Von dieu le là gi


    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các cổ đông đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

    Vai trò của vốn điều lệ

    Vai trò của vốn điều lệ là:

    • Xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sỡ hữu và thành viên công ty, làm căn cứ phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn. 
    • Là cơ sở xác định điều kiện kinh doanh của một số ngành nghề.
    • Thể hiện quy mô, năng lực và vị trí công ty trên thị trường, tạo lòng tin với khách hàng.

    Sự khác biệt của vốn điều lệ và vốn pháp định

    Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu mà các cổ đông góp vào công ty, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nhất định:
     

    Tiêu chí

    Vốn điều lệ

    Vốn pháp định

    Cơ sở xác định

    Bắt buộc phải đăng ký khi thành lập công ty, có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động.

    Không phụ thuộc loại hình doanh nghiệp mà phụ thuộc loại hình kinh doanh, vốn góp tối thiểu bằng vốn pháp định yêu cầu trong ngành kinh doanh đó.

    Mức vốn

    Không quy định mức tối thiểu hay tối đa.

    Cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

    Thời hạn góp vốn

    Góp vốn đủ từ khi bắt đầu kinh doanh.

    Trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.

    Có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?

    co can chung minh von dieu le khong


    Không có quy định nào buộc các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ, tuy nhiên vẫn phải góp đủ số vốn đăng ký trong thời hạn quy định. Nếu phát sinh các vấn đề rủi ro thì phải chịu trách nhiệm trên số vốn đã đăng ký.

    Phân biệt vốn điều lệ theo loại hình công ty

    Phân biệt vốn điều lệ theo các loại hình công ty như sau:

    Vốn điều lệ công ty cổ phần 

    Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán và được đăng ký mua khi thành lập công ty và được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ phần đã bán là tổng số cổ phần đã được cổ đông đăng ký mua và thanh toán cho công ty.

    Vốn điều lệ công ty TNHH MTV 

    Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV là tổng tài sản chủ sở hữu công ty cam kết đóng góp và ghi trong điều lệ công ty. Nếu vi phạm số vốn điều lệ, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

    Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng giá trị vốn góp của các thành viên đã cam kết và ghi vào điều lệ công ty. Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của luật này.

    Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?

    Thoi han gop von dieu le


    Phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong vòng 90 ngày (không bao gồm thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản) kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn điều lệ thì sẽ:

    • Đối với công ty TNHH MTV: chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với phần vốn đã cam kết và nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày cuối cùng đăng ký thay đổi vốn.
    • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn. Các thành viên chưa góp đủ vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng tỷ lệ phần góp vốn đã cam kết và nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày đăng ký thay đổi vốn.
    • Đối với công ty cổ phần: phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Cổ đông chưa thanh toán toán đủ cổ phần đã đăng ký mua sẽ chịu trách nhiệm tương ứng tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký và nghĩa vụ tài chính phát sinh của công ty trước ngày đăng ký điều chỉnh vốn.

    Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?

    Không có quy định về mức vốn điều lệ, tuy nhiên nên dựa vào khả năng kinh tế và mục đích hoạt động mà quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Các yếu tố để quyết định vốn điều lệ gồm:

    • Khả năng tài chính của của sở hữu.
    • Phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
    • Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi hoạt động.
    • Dự án kinh doanh ký kết với đối tác.

    Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

    Ngoại trừ các ngành nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, mức vốn điều lệ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà chỉ liên quan đến thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng, cụ thể là:

    • Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc đầu tư trên 10 tỷ đồng: tiền thuế phải nộp là 3.000.000đ/ năm.
    • Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc đầu tư dưới 10 tỷ đồng: tiền thuế phải nộp là 2.000.000đ/ năm.
    • Chi nhánh, VP đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế: tiền thuế phải nộp là 1.000.000đ/ năm.

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:

    • Nếu vốn điều lệ quá thấp thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, khó tạo niềm tin với khách hàng. Đối với doanh nghiệp vai vốn, sẽ khó vay số vốn vượt ngoài khả năng và vốn điều lệ.
    • Nếu vốn điều điều lệ quá cao thì cam kết trách nhiệm tài sản và rủi ro cũng cao nhưng sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, đặc biệt là trong đấu thầu.

    Có thể dễ dàng tăng vốn điều lệ nhưng rất khó để giảm vốn vì vậy chủ sở hữu phải lựa chọn mức vốn vừa phải phù hợp với khả năng của mình, khi việc kinh doanh phát triển thì hãy tiến hành tăng vốn.

    Loại tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ

    Loai tai san dung de gop von


    Các loại tài sản có thể góp vốn vào công ty được Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định là:

    • Đồng Việt Nam
    • Ngoại tệ tự do chuyển đổi
    • Vàng
    • Quyền sử dụng đất
    • Quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết, kỹ thuật
    • Tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam.

    >>> XEM THÊM:

    Hy vọng qua những thông tin ATS Consulting đã cung cấp ở trên, bạn đã nắm được định nghĩa vốn điều lệ là gì để có thể chuẩn bị cơ cấu và huy động vốn một cách hiệu quả khi thành lập công ty. Nếu có bất cứ vần đề gì liên quan đến vốn điều lệ, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua hotline: 0909049000.