Thoái Vốn Là Gì?

Ngày đăng: 02/02/2024 09:08 AM

    Bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về thoái vốn là gì? Thoái vốn có những hình thức nào? Hãy cùng ATS Consulting  tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

     

    Thoái vốn là thuật ngữ khá quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, nó dùng để chỉ việc một cá nhân hay nhà đầu tư muốn cắt giảm, rút vốn đầu tư của mình ra khỏi một lĩnh vực vì một mục đích nào đó.

     

    Trong bài viết này, ATS Consulting sẽ giúp bạn đi tìm hiểu rõ hơn thoái vốn là gì? Thoái vốn có những hình thức nào? Doanh nghiệp cần làm gì khi bị thoái vốn? Nếu bạn đang quan tâm thì theo dõi ngay nhé!

    Thoái vốn là gì?

    thoai von la gi

     

    Thoái vốn là hình thức mà các cá nhân/tổ chức muốn cắt giảm tài sản hoặc rút vốn đầu tư của mình ra khỏi một doanh nghiệp hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó. Đây là một phần của chiến lược cơ cấu công ty có thể do áp lực xã hội hoặc nghị sự chính sự.

    Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái vốn, tùy vào mỗi nguyên nhân doanh nghiệp sẽ có phương án giải quyết phù hợp. Hiện tượng thoái vốn luôn có hai mặt, vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thay "máu" hiệu quả.

    Một số hình thức thoái vốn

    Khi đi tìm hiểu thoái vốn là gì? việc phân loại hình thức thoái vốn cực kỳ quan trọng, giúp bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

    Các loại thoái vốn phổ biến

    Trên thị trường hiện nay có 3 loại thoái vốn phổ biến nhất gồm:

    Thoái vốn Nhà nước

    Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước bán/thanh lý hoặc rút vốn đầu tư khỏi các công ty con, tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực vào các đơn vị, công ty có hoạt động hiệu quả hơn.

    Hoạt động thoái vốn Nhà nước tạo động lực cho thị trường chứng khoán tăng trưởng.

    Thoái vốn cổ phiếu

    Công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông, những cổ phiếu này vẫn có thể được giao dịch trên sàn chứng khoán như bình thường. Nhà đầu tư có thể bán những cổ phiếu này để thu hồi vốn, đầu tư vào các dự án, công ty khác.

    Thoái vốn cổ phần

    Một cá nhân hoặc một tổ chức đầu tư vào một công ty cổ phần, sau đó họ bán lại cổ phần/khoản đầu tư của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức khác, đây gọi là thoái vốn cổ phần.

    Các hình thức thoái vốn

    Hiện nay có các hình thức thoái vốn thường gặp như sau:

    • Chia tách: Là hình thức thoái vốn dùng cho các giao dịch không sử dụng tiền mặt, những giao dịch này sẽ được miễn thuế. Với trường hợp này, công ty mẹ chia cổ phiếu cho công ty con, từ đó công ty con trở thành một công ty độc lập, có thể thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán.
    • Bán cổ phần khơi mào: Đây là một hình thức thoái vốn trong chứng khoán, công ty mẹ bán một số cổ phần kiểm soát công ty con trên thị trường chứng khoán. Hình thức này thường được các công ty áp dụng khi cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con.
    • Bán tài sản trực tiếp: Công ty mẹ bán đi một số tài sản của công ty con như máy móc thiết bị, bất động sản hay bán công ty con cho một bên khác.

    Nguyên nhân của việc thoái vốn

    nguyen nhan cua viec thoai von

     

    Nguyên nhân của việc thoái vốn là gì? Việc thoái vốn không hẳn là tiêu cực mà còn phải xem xét trên nhiều yếu tố khác nhau. Có thể doanh nghiệp chủ động thoái vốn hoặc thoái vốn bị động, mang tính bắt buộc.

     

    Các nguyên nhân dẫn đến việc thoái vốn có thể do:

    • Doanh nghiệp thoái vốn chủ động, loại bỏ những lĩnh vực kinh doanh không cần thiết, không phải hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, tập trung nguồn lực vào các hoạt động chủ chốt, có lợi nhuận cao.
    • Doanh nghiệp thoái vốn bằng cách bán cổ phần, tài sản... của hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, để tạo nguồn vốn nhất định, bảo đảm lợi ích.
    • Doanh nghiệp thoái vốn bị động do chịu áp lực từ xã hội, cổ đông, tình hình chính trị...

    Những điều cần làm khi doanh nghiệp bị thoái vốn

    Dù mang tính chất chủ động hay bị động, việc thoái vốn dù ít hay nhiều cũng đem lại những ảnh hưởng nhất định trong nội bộ doanh nghiệp. Để có thể đối phó với những bất ổn khi thoái vốn, doanh nghiệp cần:

    • Công bố thông tin một cách chính xác, kịp thời: Đây là việc quan trọng để tránh xảy ra tâm lý tiêu cực trong nội bộ công ty cũng như đối tác. Doanh nghiệp nên chọn cách công bố để tìm ra phương hướng giải quyết cũng như kế hoạch ổn định tình hình công ty trong tương lai.
    • Tìm đối tác mới: Trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần, doanh nghiệp sẽ không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về đối tác mới để có kế hoạch hợp tác phù hợp là điều cực kỳ cần thiết.
    • Chủ động tìm hiểu: Thực tế việc thoái vốn luôn trong kế hoạch, cho nên chủ động tìm hiểu tác nhân gây thoái vốn để được khắc phục kịp thời.
    • Phân bổ lại nguồn vốn: Chủ động đề ra chiến lược cụ thể phân bổ lại nguồn lực, nguồn vốn giúp công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.
    • Tập trung quản lý kinh doanh: Doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực cốt lõi, giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng ổn định và thu hút nhà đầu tư mới.

    >>> XEM THÊM:

    Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn thoái vốn là gì, các hình thức thoái vốn cũng như cách ứng phó khi doanh nghiệp hay đối tác thoái vốn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với ATS Consulting để được hỗ trợ 24/7 nhiệt tình.