Bạn đang thắc mắc không biết Thừa phát lại là gì? Điều kiện để trở thành Thừa phát lại cũng như thủ tục và quy trình làm việc như thế nào? Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
Hiện nay, khái niệm Thừa phát lại còn khá là xa lạ đối với nhiều bạn. Trong bài viết sau, ATS Consulting sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Thừa phát lại là gì? Điều kiện để được bổ nhiệm kinh doanh ngành nghề này ra sao? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích dưới đây.
Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại dùng để gọi một chức danh, nó chỉ người có chuyên môn được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Trong đó:
- Tống đạt: Là công việc thông báo, giao nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu đến tận tay người nhận.
- Vi bằng: Văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Để hiểu rõ Thừa phát lại là gì? bạn có thể tham khảo chi tiết tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Trên thực tế, nhiều người biết đến Thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng, nhất là việc lập vi bằng để mua bán đất đai, bởi vì vi bằng được Thừa phát lại lập dựa trên thực tế chứng kiến, sự kiện, hành vi có thật nên được xem là nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng nếu có tranh chấp xảy ra.
Điều kiện cần đáp ứng khi cá nhân xin Thừa phát lại
Điều kiện để kinh doanh Thừa phát lại là gì? đang là vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm và nhờ ATS Consulting giải đáp. Thực ra, việc bổ nhiệm Thừa phát lại điều được quy định rõ ràng tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, tuổi không quá 65, có đạo đức tốt, không có tiền án tiền sự, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật.
- Có bằng cử nhân Luật.
- Sau khi có bằng chuyên ngành luật, bắt buộc phải công tác pháp luật từ 03 trở lên.
- Thừa phát lại phải tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo tại nước ngoài.
- Vượt qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Đặc biệt, một số trường hợp sau đây sẽ miễn đào tạo nghề Thừa phát lại bao gồm:
- Có quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, chấp hành viên, kiểm soát viên, điều tra viên... kèm theo các giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên.
- Thẻ công chứng viên, thẻ luật sư kèm thời gian hành nghề trên 05 năm.
- Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật...
Nếu bạn đáp ứng các điều kiện phía trên và đang yêu thích ngành nghề Thừa phát lại, có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở tư pháp nơi bạn đăng ký tập sự.
Thủ tục xin bổ nhiệm và cấp thẻ hành nghề Thừa phát lại
Hồ sơ xin bổ nhiệm nghề Thừa phát lại gồm:
- Đơn xin bổ nhiệm;
- Giấy khám sức khỏe;
- Lý lịch cá nhân;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao các văn phòng, chứng chỉ và giấy tờ cần thiết khác.
Kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong không quá 15 ngày. Người được bổ nhiệm sẽ được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Quy trình làm việc của Thừa phát lại
Bên cạnh thắc mắc Thừa phát lại là gì? chắn hẳn có nhiều bạn băn khoăn không biết quy trình làm việc của Thừa phát lại như thế nào? Cùng ATS Consulting tìm hiểu chi tiết sau đây.
Tống đạt văn bản
- Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên thỏa thuận việc tống đạt bắt buộc phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
- Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt không đúng thủ tục, thiếu chính xác, không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thủ tục thực hiện thông báo về thi hành án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Thủ tục thực hiện tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
Lập vi bằng
Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp cũng như có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp hay vụ án. Cụ thể:
- Việc lập vi bằng do chính Thừa phát lại thực hiện, dù cho thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng nhưng Thừa phát lại phải chịu mọi trách nhiệm.
- Vi bằng chỉ ghi nhận những hành vi, sự kiện mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, việc ghi nhận yêu cầu sự khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng, chứng kiến toàn bộ quá trình lập vi bằng.
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
- Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án.
- Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc, có thể căn cứ vào kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
- Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong một vài trường hợp cần thiết.
- Người phải thi hành án, được thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án sẽ thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án;
- Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không chính xác, thiếu sự khách quan, thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó, nhưng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối;
- Văn bản thỏa thuận gồm các nội dung như nội dung cần xác minh, thời gian thực hiện xác minh, Quyền và nghĩa vụ của các bên, Chi phí...
Trực tiếp thi hành bản án
Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành án các vụ việc ngoài địa bàn quận huyện, nơi đặt văn phòng nếu đương sự có tài sản hay cư trú hoặc có các điều kiện khác ở địa bàn quận, huyện khác. Thời hiệu yêu cầu theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định.
- Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Một số trường hợp Thừa phát lại không được làm
Theo Điều 4 Nghị định 08/2020 NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, một số trường hợp Thừa phát lại không được làm:
- Tiết lộ bất kỳ thông tin về việc thực hiện công việc của mình;
- Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại lợi ích, quyền hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác;
- Đòi hỏi bất kỳ một khoản lợi ích nào khác ngoài chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Kiêm nhiệm hành nghề luật sư, thẩm định giá, công chứng, đấu giá tài sản, quản lý tài sản, thanh lý tài sản;
- Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân hoặc người thân thích trong gia đình, họ hàng thân thuộc;
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
>>> XEM THÊM:
- Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân Cần Bao Nhiêu Vốn Tối Thiểu?
- Tư Cách Nhân Là Gì? Phân Loại & Điều Kiện Cần Có
- Thủ Tục Thay Đổi Thành Viên Góp Vốn Công Ty Cổ Phần
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Thừa phát lại là gì? cùng một số thông tin hữu ích liên quan đến nghề nghiệp này . Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, liên hệ ngay với ATS Consulting để được hỗ trợ sớm nhất trong ngày nhé.