Thành lập công ty thực phẩm

Ngày đăng: 08/12/2023 08:21 AM

    Có phải bạn đang có ý định thành lập công ty thực phẩm nhưng còn băn khoăn về các thủ tục cần thiết? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé, ATS Consulting sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc, từ việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp đến đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

     

    Thành lập công ty thực phẩm là một quá trình đòi hỏi nhiều thủ tục và điều kiện phức tạp. Để việc chuẩn bị được thuận lợi, ATS Consulting sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về điều kiện và thủ tục thành lập công ty thực phẩm trong nội dung dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

    Thủ tục thành lập hộ kinh doanh, công ty thực phẩm 

    thu tuc thanh lap ho kinh doanh, cong ty thuc pham

    Thủ tục thành lập hộ kinh doanh, công ty thực phẩm bao gồm:

    Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp

    Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm bao gồm:

    • Đơn đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm;
    • Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm;
    • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
    • Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật;
    • Trường hợp thành viên góp vốn thành lập là tổ chức, ngoài các giấy tờ chung, cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
      • Giấy tờ pháp lý của tổ chức (bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác);
      • Giấy tờ của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức (bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền);
    • Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện, kèm theo bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền).

    Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

    • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính;
    • Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

    Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp là 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

     

    Trong thời hạn này, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.

    Thủ tục, giấy tờ thành lập hộ kinh doanh cá thể

    Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm có:

    • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
    • Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh;
    • Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
    • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

    Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:

    • Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của thành viên hộ gia đình;
    • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
    • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

    Hình thức đăng ký gồm hai cách như sau:

    • Cách 1: Nộp hồ sơ bản giấy tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
    • Cách 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.

    Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    thu tuc xin giay chung nhan an toan thuc pham

    Chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm sau khi được cấp đăng ký kinh doanh phải được Ban quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

    Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm

    Hồ sơ bao gồm:

    • Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề kinh doanh thực phẩm);
    • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bao gồm vị trí, diện tích, bố trí các khu vực sản xuất, bảo quản, kho chứa,...);
    • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;
    • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh tại cơ sở do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
    • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
    • Giấy chứng nhận về nguồn gốc nguyên liệu và kết quả kiểm định nguồn nước sử dụng.

    Trước khi xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh tại cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh tổ chức. Thời gian tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm là từ 15-20 ngày kể từ ngày đăng ký.

    Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm

    Dưới đây là những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ATVSTP tùy theo từng loại thực phẩm:

    Bộ Công Thương, Sở Công Thương

    Cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm: rượu, bia, nước giải khát, sữa, dầu ăn, bột, tinh bột, bánh kẹo,...

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, muối trên địa bàn cả nước, bao gồm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, muối từ sản xuất đến thu hoạch; các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

    Bộ Y tế

    • Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy phép đối với công ty hoặc hộ kinh doanh có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;
    • Phòng Y tế - Ủy ban nhân dân quận có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.

    Thời hạn cấp giấy phép ATVSTP

    Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp cơ sở không đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     

    Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra định kỳ một lần. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh thì sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

    Điều kiện chung cho các hình thức kinh doanh thực phẩm

    dieu kien chung cho hinh thuc kinh doanh thuc pham

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bất kể hình thức kinh doanh nào, đều phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

    Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh

    Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:

    • Địa điểm được chọn phải rộng rãi, đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn gây hại, gây ô nhiễm và các yếu tố nguy hiểm khác;
    • Nguồn nước sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cần có hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoạt động hiệu quả theo đúng quy định pháp luật;
    • Cần trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp cho quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;
    • Phải duy trì được điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và có hệ thống hồ sơ ghi chép rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu và các thông tin liên quan đến toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh;
    • Khu vực bảo quản thực phẩm phải được thiết kế và bố trí hợp lý, đảm bảo các điều kiện cần thiết để bảo quản thực phẩm an toàn.

    Điều kiện về vận chuyển thực phẩm

    Điều kiện vận chuyển thực phẩm bao gồm:

    • Phương tiện vận chuyển thực phẩm phải được làm bằng vật liệu an toàn, dễ vệ sinh, có thiết kế phù hợp để bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
    • Không được vận chuyển thực phẩm cùng các loại hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

    Điều kiện về nguồn gốc thực phẩm

    Nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm phải đảm bảo:

    • Nguồn nguyên liệu phải được kiểm soát chặt chẽ về xuất xứ, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
    • Lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc và quá trình sản xuất đầy đủ để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;
    • Hóa chất độc hại phải được bảo quản riêng biệt, không để cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

    >>> XEM THÊM:

    Qua những thông tin mà ATS Consulting vừa chia sẻ hy vọng bạn đã nắm được những thủ tục cần thiết để thành lập công ty thực phẩm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng. Đừng quên chia sẻ đến mọi người xung quanh nếu cảm thấy hữu ích nhé!