So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Ngày đăng: 29/01/2024 11:12 AM

    Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng còn nhiều đắn đo về loại hình doanh nghiệp? Đừng lo, hãy cùng ATS Consulting  đi so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh khác nhau ra sao trong bài viết sau đây nhé.

     

    Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là hai loại hình kinh doanh đơn giản và đều do một cá nhân làm chủ sở hữu và điều hành. Các loại hình này không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn băn khoăn không biết nên chọn loại hình nào phù hợp.

     

    Hôm nay, ATS Consulting sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích giúp so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh trên một số tiêu chí nhất định. Nếu bạn đang quan tâm thì đừng bỏ lỡ nhé.

    Doanh nghiệp tư nhân là gì?

    doanh nghiep tu nhan la gi

     

    Doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.  Ở mô hình này, chủ sở hữu là một cá nhân duy nhất, người này sẽ chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và pháp lý của doanh nghiệp.

     

    Bởi lẽ đó, khi không đi so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh chi tiết rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân gồm:

    • Chỉ do một người duy nhất làm chủ;
    • Chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp có thể sử dụng để đền bù nếu doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn thua lỗ;
    • Chủ sở hữu có quyền quản lý và kiểm soát mọi nghiệp vụ, khía cạnh của doanh nghiệp;
    • Lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân sẽ được tính vào thu nhập cá nhân của chủ sở hữu khi tính thuế.

    Hộ kinh doanh là gì?

    Hộ kinh doanh hay hộ gia đình kinh doanh là mô hình tổ chức kinh doanh nhỏ, trong đó một nhóm cá nhân (thường là các thành viên trong một gia đình) tham gia vào hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu chung.

     

    Các thành viên trong hộ kinh doanh sẽ chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.

     

    Đặc điểm của mô hình kinh doanh này như sau:

    • Chủ sở hữu của hộ kinh doanh có thể là một hoặc nhiều thành viên, thường là các thành viên trong gia đình;
    • Chủ sở hữu là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự;
    • Trách nhiệm của chủ sở hữu thường là vô hạn, tức là chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của bản thân;
    • Quyết định quản lý và điều hành sẽ được chia sẻ giữa các thành viên trong hộ;
    • Lợi nhuận của hộ kinh doanh được chia giữa các thành viên và đưa vào thu nhập cá nhân của từng người khi tính thuế;
    • Quy trình đăng ký và thủ tục pháp lý cực kỳ đơn giản.

    So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

    so sanh doanh nghiep tu nhan va ho kinh doanh

     

    Qua khái niệm trên, chắc hẳn bạn cũng có thể nắm được các điểm giống nhau khi so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, chính là:

    • Không có tư cách pháp nhân;
    • Đều chịu trách nhiệm vô hạn với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;
    • Điều không được phát hành chứng khoán.

    Vậy 2 loại hình này khác nhau ở những tiêu chí nào, mời bạn tham khảo ngay bảng so sánh sau đây.

     

    So sánh điểm khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

    Tiêu chí

    Hộ kinh doanh

    Doanh nghiệp tư nhân

    Người đứng đầu doanh nghiệp

    Có một chủ sở hữu duy nhất, có thể là một cá nhân hoặc nhóm cá nhân

    Có một chủ sở hữu duy nhất, do một cá nhân đứng đầu

    Quy mô

    Quy mô nhỏ hơn doanh nghiệp tư nhân, do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình làm chủ

    Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô nhỏ, ít phức tạp hơn, do một cá nhân làm chủ

    Số lượng nhân sự

    Dưới 10 lao động

    Không giới hạn

    Điều kiện hoạt động kinh doanh

    Cần làm Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh

    Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải làm giấy đăng ký kinh doanh

    Quy định về người thành lập

    Người thành lập phải là người Việt Nam trên 18 tuổi

    Người thành lập là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật quy định

    Hoạt động xuất nhập khẩu

    Không được phép xuất nhập khẩu

    Được phép xuất nhập khẩu

    Cơ cấu tổ chức

    Cơ cấu tổ chức đơn giản, không có hệ thống quy định rõ ràng

    Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, rõ ràng hơn so với hộ kinh doanh, người đứng đầu được toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Nơi đăng ký kinh doanh

    Trong một vài trường hợp được quy định cụ thể, hộ kinh doanh mới phải đăng ký kinh doanh

    Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành

    Đăng ký tại cơ quan cấp huyện

    Nơi đăng ký tại Sở kế hoạch đầu tư 

    Địa điểm

    Chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh, không được phép mở thêm địa điểm kinh doanh

    Chủ doanh nghiệp có thể mở nhiều chi nhánh kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau

    Con dấu

    Không có con dấu riêng

    Có con dấu riêng

    Doanh nghiệp ngừng hoạt động

    Hộ kinh doanh kinh doanh dưới tư cách cá nhân, nên không áp dụng hình thức phá sản hoặc giải thể

    Thực hiện giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Phá Sản

    Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền, nộp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình

    Chuyển nhượng

    Không được chuyển nhượng

    Có thể cho thuê hoặc bán cho doanh nghiệp khác

     

    >>> XEM THÊM:

    Trên bài là một số thông tin cơ bản giúp bạn so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh một cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, bạn đang còn nhiều băn khoăn hoặc đang tìm giải pháp quản lý tối ưu cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với ATS Consulting để được hỗ trợ nhanh nhất trong ngày nhé.