Giấy phép con là một trong những giấy tờ quan trọng cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh một số ngành, nghề có điều kiện. Vậy giấy phép con là gì? Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh các ngành nghề có điều kiện được pháp luật quy định chặt chẽ. Để được phép kinh doanh các ngành nghề này, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định, bao gồm cả việc xin cấp giấy phép con. Vậy giấy phép con là gì? Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu qua nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!
Giấy phép con là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể cho giấy phép con. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, giấy phép con là loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận việc kinh doanh ngành, nghề có điều kiện của họ là hợp pháp.
Giấy phép con là một trong những điều kiện bắt buộc mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng để được phép kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Các ngành, nghề có điều kiện là các ngành, nghề mà việc kinh doanh có thể ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường,...
Đặc điểm của giấy phép con
Giấy phép con, hay còn được gọi là giấy phép kinh doanh có những đặc điểm sau đây:
- Là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện, thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
- Điều kiện và quy định để được cấp giấy phép kinh doanh khác nhau đối với từng ngành, nghề;
- Giấy phép kinh doanh thường có thời hạn sử dụng;
- Giấy phép kinh doanh có thể được cấp dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trường hợp nào cần xin giấy phép con?
Cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã cần tiến hành xin giấy phép con khi:
- Kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có điều kiện;
- Giấy phép con hết hạn sử dụng hoặc bị mất.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
Hồ sơ đăng ký giấy phép con cơ bản bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản điều lệ công ty;
- Bản phương án kinh doanh dự kiến;
- Thông tin/Bản sao hợp lệ của người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành;
- Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh
Mỗi ngành nghề có điều kiện, yêu cầu riêng về các bước nộp hồ sơ và thời gian kiểm duyệt. Cụ thể như sau:
Loại giấy phép |
Nơi nộp hồ sơ |
Thời hạn giải quyết |
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế |
Tổng cục Du lịch |
10 - 15 ngày làm việc |
Giấy phép phòng cháy chữa cháy |
Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC |
5 - 15 ngày làm việc |
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm |
Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh) |
15 ngày làm việc |
Danh sách giấy phép con theo quy định pháp luật
Tùy thuộc vào từng ngành nghề đăng ký kinh doanh mà yêu cầu về giấy phép con khác nhau. Dưới đây là ví dụ về các loại giấy phép con cần có của một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Lĩnh vực du lịch lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cần phải có giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải xin cấp một trong hai loại giấy phép sau:
- Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Lĩnh vực kinh doanh rượu
Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh rượu mà doanh nghiệp cần phải xin cấp một trong ba loại giấy phép sau:
- Giấy phép bán lẻ rượu;
- Giấy phép bán buôn rượu;
- Giấy phép đăng ký bán tiêu dùng rượu tại chỗ.
Lĩnh vực đến an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm
Để hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần có một trong các loại giấy phép sau:
- Bản cam kết đảm bảo ATTP;
- Giấy chứng nhận ISO 22000;
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận tiêu chuẩn HACCP;
- Giấy phép công bố sản phẩm;
- Giấy phép lưu hành sản phẩm CFS.
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu
Ngoài các giấy phép con liên quan yếu tố ngành nghề, doanh nghiệp cần có các giấy phép sau để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu:
- Văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu;
- Bản quyền tác giả.
Hai loại giấy phép này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn các hành vi đạo nhái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận diện thương hiệu.
Các lĩnh vực khác
Lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh |
Giấy phép con |
Xây dựng |
Giấy phép thi công xây dựng |
Dịch vụ bảo vệ |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự |
Dịch vụ quảng cáo |
Giấy phép quảng cáo |
Dịch vụ tư vấn du học |
Giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học |
Mở trung tâm ngoại ngữ |
Giấy phép hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ |
Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) |
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử |
Hoạt động trong lĩnh vực giao thông, vận tải |
Giấy phép kinh doanh vận tải |
Cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn |
Giấy phép diệt côn trùng và diệt khuẩn |
Mở phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh |
Giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân |
Thu gom và xử lý chất thải nguy hại |
|
>>> XEM THÊM:
- Quy Định Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Theo Pháp Luật
- Thủ Tục & Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp FDI
- Thủ Tục Mở Nhà Phân Phối Độc Quyền Tại Việt Nam
Hy vọng qua những thông tin mà ATS Consulting vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc giấy phép con là gì cùng những thủ tục để xin giấy phép con. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nếu cảm thấy hữu ích nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức bổ ích mỗi ngày.