Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Ngày đăng: 29/01/2024 01:37 PM

    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm, cấu cấu tổ chức như thế nào? Tất cả sẽ được ATS Consulting giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Mời bạn theo dõi ngay nhé!

     

    Trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp tiêu biểu có cơ cấu tổ chức đơn giản, đang được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn khi có nhu cầu thành lập công ty. Đặc biệt, mô hình doanh nghiệp này còn có nhiều ưu điểm nổi trội phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

     

    Vậy doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình này ra sao? Hãy cùng ATS Consulting khám phá chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.

    Doanh nghiệp tư nhân là gì?

    doanh nghiep tu nhan ;a gi

     

    Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản chỉ do một cá nhân làm chủ. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ do cá nhân đó chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân. Hơn nữa, doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

     

    Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp tư nhân là gì? hãy tham khảo thêm tại Điều 188 - Luật Doanh Nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14.

    Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

    Như đã kể trên, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, có thể là người Việt Nam hoặc người Nước Ngoài. Không có tư cách pháp nhân, không tồn tại tài sản riêng lẻ, bởi chủ doanh nghiệp chịu mọi trách nhiệm về quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

     

    Thực tế, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một đặc điểm khác nhau. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì? Đáp án như sau:

    Do duy nhất một cá nhân làm chủ

    Doanh nghiệp tư nhân chỉ do duy nhất một cá nhân bỏ vốn thành lập và điều hành. Lúc này, có không ít bạn nhầm lẫn với loại hình công ty TNHH 1 thành viên. Tuy nhiên, hai loại hình này khác nhau.

     

    Công ty tư nhân không xuất hiện sự góp vốn như các công ty có nhiều chủ sở hữu. Thường nguồn vốn đều xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

     

    Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đứng ra giải quyết mọi vấn đề và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Nguồn vốn của doanh nghiệp

    Toàn bộ nguồn vốn sử dụng để vận hành doanh nghiệp đều xuất phát từ toàn bộ tài sản của chủ sở hữu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, người chủ có thể tăng giảm nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp vào cho hợp lý nhất. Tuy vậy, việc tăng hoặc giảm vốn phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của công ty.

     

    Trong trường hợp vốn đầu tư đã đăng ký cao hơn vốn đầu tư hiện tại thì chủ sở hữu chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền trước đó. Cũng vì lẽ đó, không có giới hạn nào giữa tài sản đưa vào kinh doanh và phần vốn của chủ sở hữu. Tức là không thể tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân với chính doanh nghiệp đó.

     

    Tất cả các vấn đề liên quan đến nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân đều được quy định tại Khoản 3 - Điều 189 - Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

    Quản lý và điều hành

    quan ly va dieu hanh

     

    Một đặc điểm nổi bật không thể bỏ qua của doanh nghiệp tư nhân chính là chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong việc quản lý và điều hành. Bởi mô hình doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, người sở hữu cũng là người đại diện pháp luật.

     

    Bên cạnh đó, chủ sở hữu có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Đối với trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.

    Phân phối lợi nhuận

    Trong khi sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận thì toàn bộ số tiền đó sẽ thuộc về chủ sở hữu. Ngược lại, kinh doanh không ổn định, thua lỗ, gặp rủi ro thì chủ sở hữu cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm, tức lấy tài sản riêng ra để thanh toán các khoản nợ, đền bù.

    Tư cách pháp nhân

    Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân trong bất kỳ trường hợp nào. Bởi doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập, tách bạch về mặt tài sản. Mọi vấn đề liên quan đến nguồn tiền đều liên hệ mật thiết với chủ sở hữu.

    Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ

    Tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch rõ ràng. Do đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trách mọi rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, chế độ này được gọi là chịu trách nhiệm vô hạn.

    Không được phát hành chứng khoán

    Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép phát hành bất kỳ chứng khoán nào. Chủ sở hữu không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của công ty hợp doanh.

     

    Bởi lẽ đó, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có quyền góp vốn để thành lập, mua cổ phần, phần góp vốn trong các công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

    co cau to chuc cua doanh nghiep tu nhan

     

    Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân cực kỳ đơn giản, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bản thân chủ doanh nghiệp không muốn trực tiếp quản lý có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý.

     

    Nhưng trong mọi trường hợp thì người đại diện pháp luật và chịu trách nhiệm vô hạn vẫn sẽ là chủ doanh nghiệp tư nhân.

    Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

    Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:

    • Doanh nghiệp tư nhân đăng ký ngành nghề kinh doanh không bị cấm;
    • Tên doanh nghiệp đặt theo đúng quy định, không trùng lặp, không gây hiểu nhầm với các doanh nghiệp khác;
    • Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
    • Nộp đầy đủ lệ phí;
    • Có nguồn vốn đầu tư chính xác;

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

    Khi đi tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân là gì? chắc chắn không ít bạn cũng băn khoăn không biết thủ tục thành lập doanh nghiệp này như thế nào? Cùng tìm hiểu sau đây:

    • Bước 1: Chuẩn bị các thông tin thành lập doanh nghiệp gồm tên doanh nghiệp, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư;
    • Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp căn cứ theo Điều 18 - Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, giấy tờ gồm giấy đề nghị đăng ký và bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia;
    • Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ không hợp lệ, chủ sở hữu sẽ nhận thông báo từ chối bằng văn bản và hướng dẫn chi tiết chỉnh sở theo quy định.

    Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

    uu va nhuoc diem cua doanh nghiep tu nhan

     

    Ngoài khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì? để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp tư nhân, cùng ATS Consulting tìm hiểu ưu nhược điểm của mô hình này.

    Ưu điểm

    • Chỉ có một chủ sở hữu, mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh do chủ sở hữu quyết định;
    • Vốn của doanh nghiệp do chủ sở hữu tự đăng ký không cần thủ tục rườm rà;
    • Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp;
    • Cơ cấu đơn giản, dễ dàng quản lý;
    • Chủ sở hữu có trách nhiệm vô hạn, tạo uy tín và sự tin tưởng của đối tác;
    • Dễ dàng huy động vốn.

    Nhược điểm

    • Không có tư cách pháp nhân;
    • Khó đáp ứng ngay các nhu cầu cần góp vốn lớn để kinh doanh;
    • Có tính rủi ro vì chủ doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm vô hạn;
    • Không được phát hành chứng khoán;
    • Không được góp vốn, mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...

    >>> XEM THÊM:

    Qua những thông tin hữu ích trên bài, hy vọng bạn đã hiểu rõ doanh nghiệp tư nhân là gì cùng các thông tin hữu ích liên quan. Mọi thắc mắc về vấn đề thành lập doanh nghiệp nếu chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ với ATS Consulting để được hỗ trợ tốt nhất nhé.