Nếu đang muốn tìm hiểu kỹ hơn tư cách pháp nhân là gì? Phân loại, điều kiện để có tư cách pháp nhân ra sao? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích được ATS Consulting chia sẻ trong bài viết sau.
Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày một tăng, nhưng vẫn có nhiều bạn mơ hồ về tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp. Để giúp bạn tìm hiểu rõ tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ra sao? Tất cả sẽ được ATS Consulting chia sẻ trong bài viết sau. Mời bạn tham khảo ngay nhé!
Tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân là tư cách của một tổ chức, doanh nghiệp được nhà nước trao cho để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ một cách độc lập cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về tư cách pháp nhân là gì? bạn có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập nhất định, tổ chức này được tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chính trị, xã hội… được pháp luật công nhận.
Tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được nhà nước công nhận hoạt động độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa của một pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Cụ thể như sau:
Công ty TNHH
Công ty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên trở lên) được công nhận là có tư cách pháp nhân, khi đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Được thành lập hợp pháp;
- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Tài sản của công ty độc lập với tài sản của các thành viên trong công ty. Nói cách khác, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ/khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
- Nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật (ký hợp đồng, đóng thuế, báo cáo tài chính…) thông qua người đại diện.
Công ty hợp doanh
Công ty hợp doanh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh trở lên. Bên cạnh đó, công ty hợp danh vẫn có thể có thêm các thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh là cá nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc các nhân, chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp với đối với nghĩa vụ/khoản nợ của công ty.
Chính vì thế, mặc dù tài sản của các thành viên hợp danh không độc lập với tài sản của công ty, nhưng tài sản của các thành viên góp vốn lại độc lập. Do đó, công ty hợp danh vẫn được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Vì nó thỏa mãn những điều kiện sau:
- Thành lập hợp pháp;
- Cơ cấu chặt chẽ;
- Tài sản của công ty luôn độc lập với tài sản của các cổ đông;
- Có quyền nhân danh công ty để tham gia vào các mối quan hệ pháp luật như ký kết hợp đồng, đóng thuế…thông qua người đại diện.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Điều kiện doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì? Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức, doanh nghiệp được công nhận có tư cách pháp nhân cần đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
Pháp nhân được thành lập hợp pháp
- Pháp nhân phải do cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
- Tên gọi phải bằng tiếng Việt;
- Tên pháp nhân phải thể hiện được loại hình tổ chức, phân biệt được với các pháp nhân khác trong cùng lĩnh vực;
- Tên gọi của pháp nhân được công nhận và được pháp luật bảo vệ.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có cơ quan điều hành rõ ràng. Phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, bộ phận theo quy định hiện hành.
Pháp nhân có tài sản độc lập, tách biệt với cá nhân, pháp nhân khác
Theo quy định, pháp nhân phải sở hữu tài sản nhất định để thiết lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của pháp nhân. Tài sản đó được hình thành từ:
- Vốn góp của chủ sở hữu, thành viên, sáng lập viên của pháp nhân;
- Tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân gồm đất đai, quyền sử dụng thương hiệu, nhà xưởng, cơ sở vật chất, tiền mặt, hàng tồn kho…
Pháp nhân có quyền sử dụng, định đoạt số tài sản đó, đồng thời cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với phần tài sản đó.
Nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật
Tổ chức/doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật như giao dịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa… một cách độc lập thông qua người đại diện. Người đại diện có thể là người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật.
>>> XEM THÊM:
- Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân Cần Bao Nhiêu Vốn Tối Thiểu?
- Phân Biệt Vốn Điều Lệ Và Vốn Đầu Tư Trong Doanh Nghiệp
- Thủ Tục Thay Đổi Thành Viên Góp Vốn Công Ty Cổ Phần
Phía trên là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ tư cách pháp nhân là gì? Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và còn nhiều băn khoăn, hãy liên hệ ngay với ATS Consulting để nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu 24/7.