Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần

Ngày đăng: 20/04/2024 08:59 PM

    Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Hãy củng ATS Consulting tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

     

    Chế độ rút bảo hiểm xã hội 1 lần cho phép người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện rút một khoản tiền tương ứng với số tiền và thời gian đã đóng BHXH khi đáp ứng điều kiện trong 1 lần. Sau đây ATS Consulting sẽ giới thiệu chi tiết hơn về cách rút BHXH 1 lần. Hãy theo dõi ngay nhé!

    Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

    bao hiem xa hoi 1 lan la gi

     

    Bảo hiểm xã hội 1 lần là một chính sách an sinh do Nhà nước đề ra để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện khi đáp ứng điều kiện.

     

    Chế độ cho phép người tham gia rút một khoản tiền tương ứng với số tiền và thời gian đã đóng góp BHXH trong một lần thay vì hưởng lương hưu hàng tháng khi về già.

    Trường hợp được hưởng BHXH 1 lần

    Theo  Điểm a, b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, để được hưởng BHXH 1 lần, người lao động cần thuộc một trong các trường hợp sau:

    • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: áp dụng theo Khoản 3, Điều 54 Luật BHXH 2014;
    • Lao động nữ là cán bộ xã, phường, thị trấn: đủ tuổi nghỉ hưu nhưng khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
    • Ra nước ngoài định cư;
    • Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, …
    • Công an, bộ đội phục viên, xuất ngũ, thôi việc: không đủ điều kiện hưởng lương hưu;
    • Người tham gia BHXH: nghỉ việc sau 1 năm hoặc tham gia BHXH tự nguyện nhưng không tiếp tục đóng sau 1 năm mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

    Trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Sau đây là 4 trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc không được nhận BHXH một lần:

    • Nghỉ việc chưa đủ 1 năm và không tham gia BHXH tự nguyện;
    • Đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH;
    • Mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo;
    • Không chứng minh được đang định cư ở nước ngoài.

    Cách tính số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

    cach tinh so tien bao hiem xa hoi 1 lan

     

    Số tiền BHXH 1 lần được tính toán dựa trên số năm đã đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Công thức tính cụ thể như sau:

     

    Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) 

     

    Trong đó: 

    • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
    • Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH).

    *Lưu ý:

    • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì:
      • Từ 1 - 6 tháng: tính  ½ năm;
      • Từ 7 - 11 tháng: tính 1 năm
    • Trường hợp tính đến trước 01/01/2014: nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi;
    • Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm: mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương;
    • Mức hưởng khi rút BHXH 1 lần: không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo.

    Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

    cach rut tien bao hiem xa hoi 1 lan

     

    Các bước rút tiền bảo  hiểm xã hội 1 lần như sau:

    • Bước 1: Kiểm tra điều kiện hưởng BHXH 1 lần;
    • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hưởng BHXH 1 lần:
      • Hồ sơ cơ bản:
        • Sổ BHXH: bản chính và bản photo;
        • Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần (theo mẫu 14-hsb);
        • CMND/ CCCD để đối chiếu thông tin.
      • Hồ sơ bổ sung (tùy trường hợp):
        • Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam, hộ chiếu nước ngoài, thị thực,... (đối với người ra nước ngoài định cư);
        • Trích sao hồ sơ bệnh án (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo);
        • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan BHXH;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tại:
      • Cơ quan BHXH quận/huyện hoặc tỉnh nơi cư trú;
      • Nơi thường trú hoặc tạm trú (không cần nộp tại nơi đóng BHXH);
      • Qua giao dịch điện tử hoặc bưu chính công ích;
    • Bước 4: Chờ nhận quyết định hưởng BHXH 1 lần:
      • Thời gian giải quyết hồ sơ: tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo khoản 4 Điều 110 Luật BHXH 2014);
      • Cơ quan BHXH: có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho NLĐ, nếu không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    • Bước 5: Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần:
      • Hình thức nhận tiền: qua tài khoản ngân hàng hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
      • Thời gian nhận tiền: trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận quyết định hưởng BHXH 1 lần;
      • Hồ sơ nhận tiền: các giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký trong hồ sơ.

    Cách người lao động nhận tiền BHXH

    cach nguoi lao dong nhan tien bhxh

     

    Người hưởng BHXH 1 lần có thể lựa chọn một trong các cách thức nhận tiền sau:

    • Chi trả qua ATM: tiền sẽ chuyển vào STK đã đăng ký khi nộp hồ sơ;
    • Nhận trực tiếp: đến cơ quan BHXH nơi thụ lý hồ sơ và mang theo giấy hẹn, CCCD/ CMND;
    • Đối với trường hợp ủy quyền nhận BHXH 1 lần:
      • Người được ủy quyền cần mang theo giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc hợp đồng ủy quyền, CMND/CCCD khi đến nhận tiền;
      • Ký nhận tiền trên danh sách chi trả hoặc giấy nhận tiền.

    >>> XEM THÊM:

    Hy vọng qua nội dung mà ATS Consulting chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909049000.