Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Ngày đăng: 01/02/2024 09:11 AM

    Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Mục đích thành lập, quy định thành lập và điểm khác biệt với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập ra sao? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ của ATS Consulting trong bài viết sau đây.

     

    Đơn vị sự nghiệp công lập không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị thành lập tuân theo quy định của pháp luật hiện hành và có tư cách pháp nhân.

     

    Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Mời bạn cùng ATS Consulting theo dõi ngay bài viết sau đây bể biết thêm những thông tin thú vị nhé.

    Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

    don vi su nghiep cong lap la gi

     

    Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 nêu rõ định nghĩa đơn vị sự nghiệp công nghiệp là gì như sau:  Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định, có tư cách pháp nhân. Đơn vị công cung cấp các dịch vụ cung, quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dịch, đào tạo, văn hóa, thể thao, lao động - thương binh và xã hội, nghiên cứu khoa học...

     

    Dựa trên cơ cấu tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập thường được biết đến với hai loại:

    • Đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính;
    • Đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính.

    Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công được chia thành nhiều loại khác nhau như:

    • Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    • Đơn vị thuộc Tổng cục, cục;
    • Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    • Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
    • Đơn vị thuộc chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

    Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

    Thực tế có khá nhiều bạn thắc mắc mục đích xây dựng các đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Câu trả lời chính là:

    • Cung cấp những dịch vụ công mà nhà nước chịu trách nhiệm, đảm bảo phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học... hoặc các lĩnh vực mà đơn vị phi công lập chưa thể đáp ứng.
    • Lập quy hoạch cụ thể, chi tiết theo hướng xác định lĩnh vực ưu tiên phát triển, phát triển đồng đều, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động. Các đơn vị sự nghiệp được thành lập không vì mục đích kinh doanh, sinh lời.
    • Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ và năng lực chuyên môn vượt trội.

    Quy định khi xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

    Quy định khi thành lập đơn vị sự nghiệp công lập được quy định rõ ràng tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cụ thể:

    • Đơn vị cần đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp theo quy định;
    • Xác định rõ ràng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vị quản lý nhà nước;
    • Đơn vị cần có số lượng người làm việc ít nhất 15 người, trừ những đơn vị cung cấp sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu;
    • Đơn vị cần phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hay quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    • Đơn vị cần có trụ sở làm việc/đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, có nguồn nhân lực, trang thiết bị cần thiết, kinh phí hoạt động.

    Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

    co che tu chu tai chinh cua don vi su nghiep cong lap

     

    Cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công ngày được đổi mới theo hướng tự chủ tài chính, tức là đơn vị đó được nhà nước trao quyền tự chịu trách nhiệm, tự quyết định các khoản thu - chi sao cho không vượt qua mức khung được quy định bởi pháp luật hiện hành.

     

    Tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công quy định nguồn thu như sau:

    • Nguồn thu từ dịch vụ công;
    • Nguồn thu từ thuê tài sản công;
    • Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

    Hiện nay, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công được chia thành 4 loại gồm:

    • Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên;
    • Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
    • Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
    • Đơn vị sự nghiệp được nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

    Cách phân biệt đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập

    Ngoài việc tìm hiểu định nghĩa đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Chắc hẳn có nhiều bạn cũng đang băn khoăn không biết làm sao phân biệt được đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

     

    Một số điểm khác biệt giữa hai đơn vị sự nghiệp này như sau:

     

    Điểm khác biệt

    Đơn vị sự nghiệp công lập

    Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

    Đơn vị thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chủ yếu là cơ quan nhà nước.

    Là những tổ chức không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các cá nhân hoặc liên doanh với tổ chức nước ngoài

    Đơn vị sự nghiệp công hoạt động theo chế độ thủ trưởng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh lạm quyền, vượt quyền, tham nhũng. Nhân sự tại các đơn vị công được  làm việc theo hợp đồng lao động, được quản lý, sử dụng với tư cách là công chức, viên chức.

    Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, quản lý, tuyển dụng, sử dụng lao động theo quy định của Luật lao động, người lao động không được hưởng lương từ ngân sách

    Đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đầu tư, xây dựng, tùy từng đơn vị sự nghiệp sẽ có sự hỗ trợ từ ngân sách ở những mức độ khác nhau.

    Đơn vị ngoài công lập được sở hữu bởi cá nhân/tổ chức nên tự chủ các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm chi phí, hoạt động theo quy định của pháp luật

    Cung cấp các dịch vụ công cơ bản về y tế, giáo dục tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi các đơn vị ngoài công lập không quan tâm hoặc không đầu tư.

    Cung cấp các dịch vụ công trong mọi lĩnh vực theo quy định của pháp luật, mục đích chính là đầu tư có lợi nhuận, sinh lời.

     

    >>> XEM THÊM:

    Qua những thông tin trên bài, ATS Consulting tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Mọi thông tin thắc mắc liên quan chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.