Thủ tục mở nhà phân phối độc quyền là một trong những thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi. Trong bài viết này, ATS Consulting sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về thủ tục này, cùng tham khảo nhé!
Thị trường Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Để mở rộng thị trường và tăng doanh thu, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức phân phối độc quyền. Trong nội dung dưới đây, ATS Consulting sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục mở nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp nắm rõ các quy định và thực hiện đúng thủ tục, đảm bảo quyền lợi của mình. Đừng bỏ qua bạn nhé.
Nhà phân phối độc quyền là gì?
Dưới đây là các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nhà phân phối độc quyền bạn cần nắm vững trước khi tiến hành làm thủ tục với cơ quan chức năng:
Nhà phân phối
Nhà phân phối là một khái niệm không được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, nhà phân phối là đơn vị kinh doanh mua đi bán lại sản phẩm, dịch vụ.
Nhà phân phối mua sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất và bán lại cho đại lý, nhà bán lẻ hoặc trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhà phân phối có thể quản lý nhiều đại lý khác nhau.
Đại lý
Đại lý phân phối có thể là cá nhân hoặc tổ chức, bán sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trực tiếp. Đại lý không bị giới hạn về số lượng nhà cung cấp, có thể kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối. Ví dụ, đại lý bia có thể kinh doanh các nhãn hiệu bia Tiger, Heineken,...
Nhà phân phối độc quyền - Đại lý độc quyền
Nhà phân phối độc quyền là cách gọi phổ biến của hình thức đại lý độc quyền. Theo Luật Thương mại 2005, đại lý độc quyền là hình thức đại lý trong đó nhà phân phối là người duy nhất được nhà sản xuất ủy quyền để phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình trên một địa điểm hoặc một quốc gia.
Để đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất thường chỉ ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất trên một khu vực nhất định. Mô hình phân phối này được gọi là đại lý độc quyền.
Mô hình phân phối độc quyền thường được áp dụng đối với các sản phẩm có giá trị cao, đòi hỏi chất lượng và uy tín cao, như: mỹ phẩm, thời trang, công nghệ điện tử, ô tô,... Đây là những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu cao về chất lượng, dịch vụ và thương hiệu.
Thủ tục mở nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam
Để mở đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
Hình thức mở nhà phân phối độc quyền
Đại lý phân phối độc quyền có thể thành lập dưới hai hình thức:
- Hộ kinh doanh cá thể;
- Doanh nghiệp.
Nhà cung cấp có quyền đề nghị loại hình thành lập của đại lý độc quyền. Do đó, để tiết kiệm thời gian, bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà cung cấp trước khi thành lập.
Thủ tục mở nhà phân phối hàng tiêu dùng, sản phẩm, mỹ phẩm
Chi tiết hồ sơ mở đại lý phân phối độc quyền sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ phân phối cũng như mô hình hoạt động của đại lý, cụ thể:
Thành lập hộ kinh doanh cá thể làm đại lý phân phối độc quyền
Để mở đại lý phân phối độc quyền theo mô hình hộ kinh doanh cá thể, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Biên bản thống nhất thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh và các thành viên góp vốn;
- Thông tin dự kiến của hộ kinh doanh.
Thành lập doanh nghiệp làm đại lý phân phối độc quyền
Hồ sơ cần chuẩn bị để mở đại lý phân phối độc quyền theo mô hình doanh nghiệp, công ty:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông/thành viên;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông/thành viên, đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.
Tùy thuộc vào ngành nghề và sản phẩm, hàng hóa phân phối, hồ sơ mở đại lý phân phối độc quyền có thể cần thêm các giấy tờ, chứng nhận khác như chứng nhận ATVSTP, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép xuất nhập khẩu…
Điều kiện mở nhà phân phối độc quyền sản phẩm, dịch vụ
Để trở thành nhà phân phối độc quyền, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
- Điều kiện về kho bãi, vận chuyển, điều hành, nhân sự;
- Điều kiện tài chính để đầu tư hàng hóa, sản phẩm.
Thời hạn chấm dứt hợp đồng đại lý phân phối do doanh nghiệp sản xuất và đại lý thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt. Nếu việc chấm dứt hợp đồng đại lý do quyết định đơn phương từ nhà cung cấp thì đại lý phân phối độc quyền có quyền yêu cầu bồi thường.
>>> XEM THÊM:
- Quy Định Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Theo Pháp Luật
- Thủ Tục & Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp FDI
- Người Đại Diện Ủy Quyền Của Doanh Nghiệp Là Gì? GIẢI ĐÁP
Hy vọng qua những thông tin mà ATS Consulting vừa chia sẻ đã giúp bạn nắm được những thủ tục mở nhà phân phối độc quyền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhé!