Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục khác để đi vào hoạt động. Vậy sau khi đăng ký kinh doanh cần làm gì? Hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Đăng ký kinh doanh chỉ là bước khởi đầu trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục quan trọng khác sau khi đăng ký kinh doanh. Vậy bạn đã biết sau khi đăng ký kinh doanh cần làm gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng ATS Consulting tìm hiểu chi tiết ngay qua nội dung dưới đây nhé!
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp lệ phí môn bài
Đây là thủ tục bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục pháp lý, trong đó có thủ tục nộp hồ sơ khai thuế ban đầu. Hồ sơ khai thuế ban đầu được nộp cho Chi cục Thuế quản lý, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và hóa đơn;
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán;
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ;
- Tờ khai lệ phí môn bài (nộp qua mạng);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin điện tử.
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai thuế ban đầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh.
Nộp lệ phí môn bài
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 trở đi đều được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Các doanh nghiệp nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020 phải nộp lệ phí môn bài theo quy định hiện hành. Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Để xác định ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan thuế thường căn cứ vào ngày thành lập trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng như 27, 28, 29…, thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài có thể được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công thức tính mức phạt chậm nộp thuế môn bài như sau:
Mức phạt = Số tiền thuế môn bài chậm nộp x 0,03%/ngày x Số ngày chậm nộp
Dưới đây là mức phạt mà bạn có thể tham khảo:
Mức phạt |
Số ngày chậm nộp |
Phạt cảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ) |
1 - 5 ngày |
2.000.000đ - 5.000.000đ |
1 - 30 ngày |
5.000.000đ - 8.000.000đ |
31 - 60 ngày |
8.000.000đ - 15.000.000đ |
61 - 90 ngày |
15.000.000đ - 25.000.000đ |
Trên 90 ngày |
Treo bảng hiệu công ty
Doanh nghiệp có nghĩa vụ treo biển công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện… sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Biển công ty phải có các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp, bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, website (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp không treo biển công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (căn cứ tại Điểm c Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp sau khi thành lập cần mở ít nhất một tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính, bao gồm: nộp thuế điện tử, thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ cho đối tác, khách hàng.
Theo quy định hiện hành, các giao dịch của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng. Do đó, việc mở tài khoản ngân hàng là điều cần thiết đối với doanh nghiệp để đáp ứng các quy định của pháp luật.
*Lưu ý:
- Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng để giao dịch. Tuy nhiên, mỗi tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng cho một doanh nghiệp;
- Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Mua chữ ký số điện tử
Doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số để kê khai thuế điện tử. Chữ ký số có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như giao dịch ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm xã hội. Một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.
Để có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp phải đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.
Đăng ký sử dụng và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Từ ngày 01/07/2022, các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Một số đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín hiện nay bao gồm: Viettel, Viettak, BKAV, Easy-invoice, Misa, VNPT…
Doanh nghiệp sau khi mua hóa đơn điện tử phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi sử dụng. Nếu không thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử gồm:
- Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký, đóng dấu);
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (mẫu số TB01/AC);
- Hóa đơn mẫu do nhà phân phối hóa đơn cung cấp.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Sau 2 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản đồng ý của cơ quan thuế.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần gửi yêu cầu chuyển trạng thái “Thông báo phát hành hóa đơn điện tử” thành “Đã có hiệu lực” trên hệ thống hóa đơn điện tử. Khi trạng thái được chuyển thành “Đã có hiệu lực”, doanh nghiệp có thể bắt đầu xuất hóa đơn điện tử.
Một số thủ tục khác
Bên cạnh những thủ tục nêu trên, doanh nghiệp còn cần thực hiện một số thủ tục dưới đây sau khi đăng ký kinh doanh:
Thực hiện đầy đủ các quy định về giấy phép, vốn, chứng chỉ, BHXH đối với nhân viên
Doanh nghiệp sau khi nhận Giấy phép kinh doanh cần lưu ý thực hiện các thủ tục sau:
- Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định..;
- Thực hiện các thủ tục trên một cách nhanh chóng để tránh bị xử phạt nếu có thanh tra kiểm tra.
Nộp các loại tờ khai, báo cáo khác
Doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động cần thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định pháp luật, bao gồm:
- Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (nếu có phát sinh) hàng quý;
- Nộp báo cáo quyết toán thuế GTGT, thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (nếu có) cuối năm;
- Nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN theo đúng thời hạn quy định.
Việc nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro như bị phạt trễ tờ khai, bị nợ thuế hoặc khóa mã số thuế.
>>> XEM THÊM:
- Điều Kiện & Thủ Tục Thành Lập Công Ty Thực Phẩm
- Thủ Tục Thành Lập Công Ty Dược Đúng Quy Định
- Chữ Ký Số Là Gì? Giải Pháp Bảo Mật An Toàn, Tiện Lợi
Hy vọng qua những thông tin mà ATS Consulting vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc sau khi đăng ký kinh doanh cần làm gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu cảm thấy hữu ích nhé!